Về trễ, văn hoá, trì trệ, quá tải hay sự trì hoãn ?

Được làm việc với nhiều nền văn hoá, nhiều cá nhân khác nhau trong nhiều lĩnh vực là một lợi ích to lớn trong việc nhận ra những vấn đề không thể giải thích được. Thậm chí có những vấn đề không thể giải thích được bới chính người thực hiện nó. Cụ thể mình xin đề cập vấn đề về trễ hoặc còn gọi làm quá giờ.

Tất nhiên làm quá giờ ở đây đúng nghĩa là làm việc không phải cứ về trễ là làm quá giờ, mình xin không đề cập với mặt kia, bài này dành sự tôn trọng cho những cá nhân đang hoàn thành công việc của mình khi đồng hồ báo hết giờ đã điểm từ lâu.

Thứ nhất là về văn hoá. Như Japanese, khi việc có được một việc làm và gắn bó với nó xuyên suốt cả một đời người như là một phần của cuộc sống, nó buộc dân Japanese phải nghiêm túc xây dựng những thứ liên quan tới công việc một cách thật sự nghiêm túc. Ví dụ chỗ ngồi, góc làm việc, xây dựng hình ảnh nơi làm việc, chăm chút từng li trong từng bản báo cáo hay dự án, kiểm tra chất lượng cho sản phẩm, tìm ra giải pháp tốt hơn để lần sau có thể giải quyết nhanh hơn v.v. Vì họ biết họ sẽ gắn bó với công việc này lâu nhất có thể, nó được trả công bằng sự công nhận của xã hội, sự kính trọng của tập thể công ty và của cả gia đình, vợ, con, hàng xóm. Họ đầu tư cho nó nhiều nhất có thể, trên cả cuộc sống bản thân. Nên về trễ đã là văn hoá ở Japan.

Thứ hai về cá nhân. Cá nhân tôi coi công việc là một sự khám phá, học hỏi và xây dựng. Nếu bạn đã về trễ, bạn có từng cảm giác cô đơn, khi văn phòng đã trống, âm thanh chỉ còn tiếng gõ phím và một chút lạnh lẽo ? Tôi nhớ ngày xưa vẫn hay dậy sớm để học, vì sao ? Khi đó rất im lặng, không bị quấy nhiễu bởi những thứ gọi là ShakeStuffs, ShakeHolders, là những việc xuất hiện ngẫu nhiên, từ người giao hàng ( sự kiện xã hội giờ hành chính), đồng nghiệp (sự  kiện công việc). Các thứ đó, vô tình không xuất hiện khi đồng hồ đã điểm. Những thứ bạn thu được trong một giờ sau đó có thể giá trị bằng 2 giờ trước cộng lại, tính trung bình. Bạn có sự tập trung để đào sâu hơn, xem xét kĩ hơn, cải tiến hơn và rút kinh nghiệm. Có rất nhiều bạn tôi train đã hỏi tôi, làm thêm giờ có thêm tiền không mà làm dữ vậy ? Tôi chỉ trả lời “Cơ hội chỉ đến cho người có sự chuẩn bị”. Vậy chuẩn bị đây là gì, đó là những kinh nghiệm bạn có được trong lĩnh vực và ngoài lĩnh vực bạn đang làm. Bạn có thể giải quyết nó hay không, phần lớn là do kinh nghiệm bạn có được, nếu chỉ có bạn giải quyết được nó, chẳng phải là cơ hội hay sao ?

Tôi luôn khẳng định rằng, tất cả những việc bạn làm, không bao giờ là vô ích, nó luôn có ý nghĩa gì đó. Dù là chơi, du lịch, làm việc hay giúp đỡ xã hội, không việc gì là vô ích. Càng về sau con người càng hối hận vì những việc mình đã có cơ hội làm nhưng đã không làm hơn là những việc họ đã làm một cách ngu ngốc.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *